Blog chia sẻ kinh nghiệm nấu ăn ngon

Mẹo để có lồi lẩu ngon

0


Lẩu – món ăn ngon thường được lựa chọn làm món chính trong các bữa tiệc, hay đơn giản cuối tuần gia đình bạn bè sum họp và cùng nhau chuyện trò vui vẻ bên nồi lẩu nóng nghi ngút. Đặc biệt vào những ngày lạnh thì món lẩu càng được ưa chuộng hơn cả. Lẩu ngon quan trọng nhất là nước dùng, để có một nồi nước dùng ưng ý thì cần phải có bí quyết. Web nấu ăn sẽ bật mí mẹo nấu ăn ngon, bí quyết nấu lẩu ngon, ngọt, không ngán nhé!
1. Lựa các loại nguyên liệu và gia vị, chuẩn bi nước dùng.
Chọn nguyên liệu tươi là điều kiện quan trọng để có thể nấu một nồi nước dùng ngọt và trong, sau đó mới nấu bằng sự khéo léo của bản thân. Ví du như nếu nấu nước dùng từ gà và heo thì bạn không nên dùng phần xương đầu, như thế sẽ có mùi rất hôi. Mà thay vào đó là sử dung xương đuôi và xương hom sẽ ngon hơn rất nhiều, mang lại hương thơm và vị ngọt cho nước dùng.
Riên với lẩu gà thì cần phải chọn xương gà hoặc xương heo nguyên chất để nấu, không nêm nếm thêm các vị chua ngọt khác, bởi như thế sẽ làm ngải cứu khi nhúng không còn giữ được vị ngon.

bi-quyet-nau-lau-2
Mỗi loại lẩu khác nhau thì có vị ngon riêng đặc trưng, theo đó ta sẽ chọn gia vị đi kèm thích hơp.
Với các loại lẩu gia súc bạn cần chuẩn bị thêm các gia vị như: hành tím nướng, gừng, sả, riềng. Chẳng hạn như nước lẩu bò không thể thiếu hành khô, quế chi, gừng, hoa hồi và thảo quả. Hoa hồi bẻ cánh, quế bẻ nhỏ, gừng và hành nướng thơm chín nhưng không được để cháy vỏ, bởi lớp vỏ đỏ của hành sẽ giúp làm trong nước dùng. thảo quả lấy phần hạt, sau đó đem giã nhuyễn rồi cho vào miếng vải buộc lại, thả vào nước dùng. Thông thường trên nồi nước lẩu bò, để giữ nhiệt và mùi thơm của tinh dầu thường có một lớp mỡ.
Với lẩu gà thì tương tự bạn cũng nướng gừng và hành khô, đập dập rồi cho vào nồi nước dùng. Cho vào thêm 1-2 cây sả, cà chua và dừa rồi bạn nêm nếm lại cho vừa miệng ăn. Nếu thích vị thuốc bắc bạn nên cho thêm 1 gói thuốc bắc vào nồi lẩu, nấm hương, sa tế, rau ngải cứu, rau muống và cải thảo rất thích hợp để dùng chung với lẩu gà.
Lẩu thập cẩm thì đơn giản hơn, bạn có thể ăn với các loại rau cải, rau muốn, nấm tươi và đừng cho thuốc bắc vào nhé.Lẩu hải sản có vị chua cay. Lẩu cá thì ngoài việc chế ước dùng từ xương heo, bạn có thể cho luôn cả phần xương cá vào ninh cùng. Với nước lẩu cá bạn không nên cho gừng và sả vào nướng, nhưng để tăng vị chua thì bạn nên ướp thịt cá với hạt nêm, gừng và xả.
2. Thời gian ninh nước dùng
Xương trước khi nấu phải chần qua nước sôi, sau đó cho vào nồi ninh trên lửa to, nước sôi thì vặn nhỏ lại, hớt bọt trong quá trình ninh xương.

bi-quyet-nau-lau-3
Thời gian ninh xương tùy thuộc vào từng loại lẩu khác nhau, với nước dùng từ xương gà và heo thì khoảng 4-6 tiếng. Còn nước dùng bò thì có thể 8-10 tiếng lâu hơn. Riêng nước dùng bò thì ninh lâu hơn, từ 8 – 10 giờ. Với nước dùng hải sản thì không nên đun quá 45 phút, sẽ làm đục nước và chua.
Xương bò, đặc biệt là xương ống thì nên nướng với nhiệt độ cao trước khi ninh xương, như thế nước sẽ trong hơn.
3. Để nước dùng không bị đục
Bạn lấy lòng trắng trứng, đánh tan rồi cho vào nước dùng đã để nguội, đem đun trên bếp vừa đun vừa khuấy đều tay để vẩn đục bám hết vào trứng, sau đó vớt ra.

bi-quyet-nau-lau-4
Băm nhuyễn thịt (nước dùng gì thì nên dùng loại thịt ấy) lấy lòng trắng trứng trộn cùng, cho thêm nấm hương cho vào nước dùng nguội.
Nước lẩu gà khi nấu mà bị đục, bạn tiếp tục cho xương gà vào đun sẽ làm nước trong ngon hơn.
Hi vọng những mẹo nấu nấu ăn trên đây sẽ giúp bạn nấu những nồi lẩu ngon tuyệt vời.
Chúc bạn thành công và nấu những nồi lẩu ngon nhé!

0 nhận xét:

Đăng nhận xét